Bình Định

Tham quan

Chưa có đánh giá Từ 0 đánh giá
0/5
Bạn phải đăng nhập để viết đánh giá

Tổng quan

TỈNH BÌNH ĐỊNH 

Địa lý

Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, diện tích tự nhiên: 6.025 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10 Bắc, 108°54'00 Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn, có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông.

Bình Định được đánh giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia.

Lịch sử 

Đất võ Tây Sơn Bình Định cổ hàng nghìn năm trước là địa bàn cư trú của người Chăm Pa. Thế kỷ 15 thời nhà Lê đã cho lập phủ Hoài Nhơn, thời chúa Nguyễn Hoàng đổi tên thành phủ Quy Nhơn. Năm 776 chúa Nguyễn nhạc cho xây thành Hoàng Đế tại Quy Nhơn.

Năm 1799 Nguyễn Ánh chiếm thành và đổi tên thành Bình Định và trở thành trung tâm của nhà Nguyễn trong những năm đầu thế kỷ 19. Năm 1890 thực dân Pháp sáp nhập Bình Định với Phú Yên, đến năm 1899 thì tách ra. Năm 1913 lại sáp nhập Bình Định với Phú Yên cho tỉnh Kom Tum. Năm 1921 lại cho tách 2 tỉnh ra.

Năm 1976 tỉnh Nghĩa Bình được thành lập từ sự hợp nhất của 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Đến năm 1989 Bình Định được tái thành lập.

Khí hậu

Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 - 26,1°C; tại vùng duyên hải là 27°C. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5 - 27,9% và độ ẩm tương đối 79 – 92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối 79%. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751mm, cực đại là 2.658mm, cực tiểu là 1.131mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 – 12; mùa khô kéo dài từ tháng 01 – 8. Cấu tạo địa chất, địa hình, khí hậu làm cho Bình Định tuy không có đồng bằng rộng lớn nhưng có đồng ruộng phì nhiêu, đa dạng về sản phẩm nông, lâm, ngư…, nhiều tài nguyên khoáng sản và tiềm năng thuỷ điện.

Du lịch

Mẹ thiên nhiên còn rất ưu ái mang đến cho Bình Định nhiều bãi biển mang vẻ đẹp hoang sơ, làn nước xanh ngắt tận dưới đáy cùng nhiều bãi cát trắng mịn. Thật tuyệt vời khi trên non dưới biển của nơi đây đều vô vàng cảnh đẹp. Lên núi ta sẽ được thưởng thức: núi bà hoả, núi vũng chua, núi xuân vân đến đây có thể ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của thành phố Quy Nhơn,… Đã lên non ta nhất định phải khám phá sông suối thác ghềnh: hầm hô chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất, tiếp theo đó là: bãi trứng, bãi tắm hoàng hậu, bãi xếp, bãi bàu, bãi dại, biển Quy Nhơn, Đầm Thị Nại, Eo Gió, Trung Lương…

Ai đã đặt chận đến Bình Định càng không thể bỏ qua các ngon tháp Chăm đẹp ngây ngất, bởi đến bây giờ vẫn còn những kiến trúc chứa đựng nhiều bí ẩn và là địa phương thứ 2 sở hữu nhiều tháp Chăm nhất nước ta. Chẳng hạn như: Tháp Bánh Ít, Tháp Đôi, Tháp Dương Long, Tháp Bình Lâm , Tháp Cánh Tiên, Tháp Thủ Thiện,…

 

Là một trong những điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước thì ngoài biển đảo và tháp Chăm ra thì đây là những nơi mà các tín đồ sống ảo nhất định phải đi một lần: Khu du lịch sinh thái Hầm Hồ, Đàn tế trời, Bảo tang Quang Trung, Chùa Ông Núi, Tiêu chủng viện Làng Sông, Tịnh xá Ngọc Hòa, Cầu Thị Nại, Công viên động vật hoang dã FLC Zoo Safari Park,….

Giao thông 

Bình Định sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển hoàn thiện mạng lưới cao tốc, quốc lộ, đường ven biển thực hiện theo quy hoạch quốc gia. Ưu tiên triển khai xây dựng tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.

Xây dựng hệ thống đường tỉnh kết nối các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ đến các khu kinh tế, khu du lịch, dịch vụ trọng điểm, đường vào khu cụm công nghiệp, giữa đô thị và nông thôn và kết nối với các tỉnh lân cận.

Quy hoạch phát triển hệ thống đường tỉnh đến năm 2030 gồm 16 tuyến, trong đó giữ nguyên 02 tuyến; điều chỉnh, kéo dài 08 tuyến; quy hoạch xây dựng mới 06 tuyến. Quy hoạch đầu tư nâng cấp, xây dựng mới tuyến đường phía Tây tỉnh.

 

Tất cả các tuyến cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh qua các sông lớn đều được xây dựng cầu mới thay thế cầu cũ không còn phù hợp. Thúc đẩy dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong nội thành nói chung và phát triển các chành xe đi Bình Định nói riêng.

Khám phá địa điểm

Bản đồ thành phố

Đánh giá

0/5
Chưa có đánh giá
Dựa trên 0 đánh giá
Xuất sắc
0
Rất tốt
0
Trung bình
0
Kém
0
Rất kém
0
Không có đánh giá
Bạn phải đăng nhập để viết đánh giá