Tham quan
Tới Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh) mà chỉ chụp hình theo trào lưu, mà không thưởng thức vẻ đẹp nghệ thuật kiến trúc, chiêm nghiệm tinh hoa văn hóa - lịch sử, trí tuệ siêu phàm của người xưa, và khám phá những điều "bí ẩn tin đồn" nơi đầy thì "uổng phí" lắm.
Được biết đến là nơi có gốc cầu thang chụp hình "cực Tây", và mang kiến trúc Pháp sang trọng. Nơi lưu trữ hàng 45,000 hiện vật, có nhiều bộ sưu tập quý hiếm như: gốm Sài Gòn, gốm Lái Thiêu, Biên Hòa,...Bên đội là bộ sưu tập tiền, từ triều Lê Cảnh Hưng cho đến vua Bảo Đại, hay bộ sưu tập tiền kẽm Đàng Trong, dấu ấn, tượng thờ dân gian. Chứng kiến biết bao lần đổi chủ với những biến cố lịch sử kể từ khi tòa nhà được hoàn thành cho đến năm 1975.
Đây còn là nơi tướng Nhật Yoshio Minoda đã trao kiếm đầu hàng quân Đồng Minh (Tháng 9/1945).
Bảo tàng còn có căn hầm bí mật giúp ông Ngô Đình Diệm chạy trốn trong cuộc đảo chính năm 1963, và nhiều tin đồn bí ẩn xung quanh căn hầm này.
Trước đây, nơi này từng có tên là Dinh Gia Long (năm 1957, sau hiệp định Genève) (quận 1, TP HCM) rộng khoảng 2 ha, được bao bọc bởi 4 trục đường Lý Tự Trọng, Pasteur, Lê Thánh Tôn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Công trình do kiến trúc sư người Pháp Alfres Foulhoux thiết kế, xây dựng từ năm 1885 đến năm 1890. Sau khi xây dựng xong, tòa nhà không được dùng làm Bảo tàng thương mại như dự kiến ban đầu mà trở thành Dinh Thống đốc Nam Kỳ (Pháp, Nhật), Dinh khâm sai Nam Kỳ (thời chính phủ Trần Trọng Kim), trụ sở chính phủ Nam Kỳ tự trị, Dinh Thủ hiến Nam phần, Dinh Quốc khách, Dinh Tổng thống, trụ sở Tối cao Pháp viện. Trước năm 1975, tòa nhà thường được gọi là Dinh Gia Long.
Sự ra đời của căn hầm bí mật bắt nguồn từ việc dinh Độc Lập bị dội bom hư hại nặng hồi tháng 2/1962. Khi đó, Ngô Đình Diệm và vợ chồng Ngô Đình Nhu dọn sang dinh Gia Long ở tạm. Lo sợ bị đảo chính hoặc ném bom tương tự ở dinh Độc Lập nên gia đình họ Ngô nghĩ đến việc thiết kế căn hầm trú ẩn.
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ được giao thiết kế căn hầm nhưng sau đó ông sang Mỹ, công việc được kỹ sư Phan Đình Tăng tiếp quản.
Theo thiết kế, hầm có thể chịu được các loại pháo và bom 500 kg.
Hầm có lối thoát ra đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Pasteur với hai lô cốt nhỏ.
Rất nhiều giai thoại ly kỳ được đồn thổi xung quanh căn hầm bí mật dưới dinh Gia Long. Theo đó, hệ thống hầm có nhiều lối thông ra ngoài để trốn thoát như ngã thứ nhất từ dinh đâm ra sông Sài Gòn trổ lên dinh Hải quân một cửa. Cửa còn lại chạy thẳng đến Sở thú. Đường thứ hai từ dinh đến nhà thờ Đức Bà, trổ một cửa ra bên trong. Đường thứ ba, từ dinh Gia Long chạy thẳng vào Chợ Lớn.
Một điều thú vị nữa là các nguyên vật liệu xây dựng của tòa nhà đều là đem từ Pháp, nhất là lớp gạch của Bảo tàng còn được gọi là gạch thủ công và có nhiều lớp chồng lên nhau, vì thế dù đã hơn 100 tuổi nhưng lớp gạch hầu như vẫn giữ nguyên vẹn.
Đến đây đừng chỉ chụp hình check_in mà hãy khám phá mọi ngóc ngách bí mật của Bảo tàng này nha, bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời đấy.
⛪ Địa chỉ: 65 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
⏰ Giờ mở cửa: 8h – 17h00 từ Thứ Hai - Chủ nhật (mở cả ngày lễ và Tết)
🎫 Vé vào cổng: 30.000 VND/ người