Tôn giáo
CHÙA CỔ GẦN 300 NĂM GIỮA LÒNG SÀI GÒN HOA LỆ
Chùa Giác Lâm (Tổ đình Giác Lâm) - ngôi cổ tự với tuổi đời gần 300 năm, chứng kiến bao thăng trần của Sài Gòn từ thuở sơ khai, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Việt Nam (16/11/1988).
Năm 1744, Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương – người “phản Thanh phục Minh” lưu vong vào “đàng Trong” quyên tiền xây dựng vào dưới đời chúa Nguyễn. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, can là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm.
Mãi tới năm 1774, Thiền sư Tổ Tông Viên Quang về trụ trì chùa và đổi tên chùa thành Chùa Giác Lâm. Từ đây, chùa trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam Bộ.
Vào những năm 1945, khi đồng bào chiến sĩ Nam Bộ tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thì chùa Giác Lâm trở thành khu vực hậu cần và là nơi trú ẩn của nhiều nhà hoạt động Cách Mạng.
Năm 1953, chùa tiếp nhận cây bồ đề và viên ngọc xá lợi Phật từ Sri Lanka và đưa về chùa Long Vân an trí.
Sau hơn 3 lần trùng tu lớn (năm 1804,1909, 1999) chùa vẫn giữ nguyên những kiến trúc từ thuở sơ khai. Chùa Giác Lâm được xây dựng theo hình chữ "quốc", Ngôi chùa đặc trưng, có lối kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc hình chữ Tam của các ngôi chùa Nam Bộ pha chút nét văn hóa Ấn Độ, Phật giáo Khmer.
Chùa còn đạt kỷ lục là ngôi chùa sở hữu số lượng đĩa trang trí nhiều nhất tại Việt Nam do lưu giữ rất nhiều hiện vật quý: 6.000 đĩa được nung tại lò gốm Lái Thiêu, Bình Dương và một số có nguồn gốc ở Nhật Bản, Trung Quốc.
Trong chùa có 113 pho tượng cổ, hầu hết là tượng gỗ, chỉ có 7 tượng đồng. Nhiều tượng có giá trị về tín ngưỡng cũng như giá trị văn hóa lịch sử như: Tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Di Lặc. Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế m Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, bộ tượng Cửu Long (đúc bằng đồng), bộ tượng Mười Tám Vị La Hán, tượng Thập Điện Diêm Vương, tượng Tổ Sư Đạt Ma, tượng Long Vương, v.v...
Ngoài ra, tháp tổ Hồng Hưng cạnh bên chính điện có 6.000 đĩađể trang trí, Tháp tổ Hồng Hưng 1000 đĩa, tổng cộng có 7.000 đĩa. Tất cả đĩa này đều được sản xuất ở lò gốm Lái Thiêu.
Chùa Giác Lâm thường xuyên tổ chức các hoạt động hấp dẫn du khách đến tham quan. Hằng năm có rất nhiều du khách thập phương tìm đến ngôi chùa này, đặc biệt là vào các dịp lễ như Rằm Tháng Giêng, Rằm Tháng Bảy, lễ Vu Lan, lễ Phật Đản… Có rất nhiều tăng ni Phật tử và du khách tới hành hương tại chùa. Khi tổ chức những dịp lễ này du khách sẽ được tham gia vào lễ Phật, cầu may mắn, bình an và được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp cổ kính nhất tại ngôi chùa…
Đến tham quan chùa cổ Giác Lâm, không chỉ được tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, du khách sẽ được thưởng thức rất nhiều món ăn chay. Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến những món ăn mang thương hiệu của chùa như: cơm tấm chay, bánh mì chay, bánh ướt chay,...
Vé tham quan: Miễn phí
Giờ mở cửa: từ 5h sáng đến 20h hàng ngày.
Địa chỉ: 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.