Tham quan
Giữa một Sài Gòn nhộn nhịp và hối hả, có một ngôi đền đã tồn tại suốt hai thế kỉ?
Một khu lăng cổ có 4 cổng hướng ra 4 con đường của quận Bình Thạnh: Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu, Vũ Tùng và Trịnh Hoài Đức. Nhưng có thể vì tường cao nên nhiều người đi qua không để ý và không biết rằng đây là Lăng Ông Bà Chiểu. Lăng được Bộ Văn Hoá công nhận là “Di tích Lịch sử - Văn hoá” vào ngày 6 tháng 12 năm 1989. Trên cổng Tam Quan của khu lăng mộ có khắc ba chữ “Thượng Công miếu” bằng chữ Hán, cổng này từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định ngày xưa. Ngoài ra Lăng Ông và Tả quân Lê Văn Duyệt - vị tướng Tổng trấn thành Gia Định còn được in trên 2 mặt của tờ tiền 100 đồng vào thời Việt Nam Cộng Hoà.
Lăng Ông Bà Chiểu được xây dựng lên để thờ Tả quân Lê Văn Duyệt. Tên chính xác của Lăng là Thượng Công miếu. Nơi này được gọi là Lăng Ông Bà Chiểu vì người ta tránh gọi thẳng tên huý của ông, vậy nên họ gọi là Lăng Ông; và lăng nằm ngay cạnh chợ Bà Chiểu, dần dần người dân ghép Lăng Ông và Chợ Bà Chiểu thành Lăng Ông Bà Chiểu để chỉ lăng của Tả quân Lê Văn Duyệt.
Vào năm 1835 sau sự biến thành Phiên An (Cuộc nổi dậy chống lại chiều đình vào thời vua Minh Mạng do Lê Văn Khôi khởi xướng), ông Lê Văn Duyệt đã bị lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn, sau đó vua Minh Mạng ban chỉ san bằng mộ ông, dựng lên bia đá khắc 8 chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” - nghĩa là "chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội".
Cho đến năm 1841, khi vua Triệu Thị lên ngôi, ông mới cho người dẹp bỏ đi bia đá và đắp lại mộ. Bảy năm sau, Vua Tự Đức phục hồi quan tước và cho đắp phần mộ của Lê Văn Duyệt cao, rộng thêm nữa và cho sửa sang miếu thờ.
Trong toàn thể khuôn viên đẹp nhất phải nói đến sự tài hoa trong việc xây dựng công trình của người xưa ở khu miếu thờ, nơi các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng Lê Văn Duyệt được diễn ra. Nếu bạn là người yêu thích những kiến trúc thời phong kiến cổ xưa thì hãy một lần ghé qua Lăng Ông Bà Chiểu, chắc chắn bạn sẽ không thất vọng.
Lê Văn Duyệt được người dân xem như vị phúc thần vì ngày xưa, trong 2 lần làm Tổng trấn thành Gia Định thì ông đã có những chính sách cởi mở giúp cho việc giao thương của người dân phát triển và làm cho vùng đất Gia Định trù phú nên người dân đến đây thường xin xăm, cầu sự bình an, cầu sự may mắn, làm ăn phát triển…và đặc biệt hơn nữa, xăm ở đây thật sự rất linh nghiệm. Nếu bạn đến đây vào những dịp như đầu năm,.... bạn cũng có thể thử xin xăm và cầu cho sự an yên.
Địa chỉ: Số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM.
Giờ mở cửa: 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều tất cả các ngày trong tuần.
Giá vé: Miễn phí.