Tham quan
Tam Cốc Bích Động Ninh Bình - Cảnh sắc thơ mộng xứng danh 'Nam thiên đệ nhị động'
Nổi tiếng với danh xưng ‘Nam thiên đệ nhị động’, Tam Cốc Bích Động sở hữu cảnh sắc làng quê yên bình cùng hệ thống hang động núi đá vôi ấn tượng. Là một phần trong Quần thể danh thắng Tràng An, Tam Cốc Bích Động là điểm đến hoàn hảo dành cho những ai muốn khám phá trọn vẹn vẻ đẹp non sông. Hôm nay hãy cùng theo chân travelbuddy.vn dạo quanh một vòng Tam Cốc Bích Động bạn nhé.
Định vị chính xác tọa độ của Tam Cốc Bích Động
Là một phần trong Quần thể danh thắng Tràng An, Tam Cốc Bích Động Ninh Bình thuộc địa phận huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội 100km về phía Nam. Sở hữu diện tích rộng rãi 350,3ha, danh thắng là tổ hợp các hệ thống hang động núi đá vôi cùng phong cảnh làng quê yên bình. Bên cạnh đó, quần thể du lịch này còn sở hữu một ngôi chùa Bích Động đậm đà lối kiến trúc truyền thống và những di tích lịch sử liên quan đến hành cung Vũ Lâm của triều đại nhà Trần ngày trước.
Thời điểm lý tưởng nhất để đến Tam Cốc Bích Động là khi nào?
Theo kinh nghiệm du lịch Ninh Bình của travelbuddy.vn , thời gian đẹp nhất để đến Tam Cốc Bích Động chính là khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Lúc này khí hậu tại Ninh Bình tương đối dễ chịu, thoáng mát và ít mưa, thích hợp để bạn có thể tận hưởng trọn vẹn hành trình khám phá Tam Cốc Bích Động.
Ngoài ra, trong những ngày đầu năm mới, Quần thể danh thắng Tràng An nói chung và Tam Cốc Bích Động nói riêng còn có những lễ hội mùa xuân cực thú vị, điển hình như lễ hội chùa Bái Đính. Nếu vi vu khám phá Ninh Bình trong khoảng thời gian này, bạn sẽ có thể hòa vào bầu không khí lễ hội rộn ràng nhưng vẫn giữ được nét trang nghiêm vốn có.
Đặc biệt hơn, nếu có dịp đến với Tam Cốc Bích Động vào những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6, bạn chắc chắn sẽ bị choáng ngợp trước cảnh sắc rực rỡ của cánh đồng lúa trổ đòng đòng suốt chặng hành trình. Lúc này, các cánh đồng lúa hai bên sông là sự kết hợp hài hòa giữa sắc xanh của mạ non và vàng rực của lúa chín. Đây là bức tranh hoàn hảo của cảnh sắc non sông khiến ai cũng bồi hồi, xao xuyến.
Chỉ cách trung tâm thành phố Ninh Bình tầm chừng 7km, thế nên có cực kỳ nhiều cách để bạn có thể đến Tam Cốc Bích Động. Phổ biến hơn cả là xe máy, xe khách và tàu hỏa. Nếu đi bằng xe máy, bạn có thể đi theo lộ trình Hà Nội – QL 1A cũ – Ninh Bình. Lưu ý là bạn nên đi theo hướng Ninh Bình Thanh Hóa, tránh đi nhầm sang phía đi về Nam Định – Thái Bình nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn đi Ninh Bình từ Hà Nội hoặc Sài Gòn bằng tàu hỏa nếu dư dả thời gian. Từ Hà Nội, bạn có thể đón các tuyến tàu SE1, SE3, SE5, SE7 hoặc SE19. Tại Sài Gòn, tuyến tàu SE8 sẽ đưa bạn về với vùng đất cố đô.
Những điểm tham quan thú vị tại Tam Cốc Bích Động bạn không nên bỏ lỡ
4.1 Tam Cốc với quần thể danh thắng ba hang
Tam Cốc quần thể danh thắng với ba hang động tự nhiên, gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang này đều được dòng Ngô Đồng bồi đắp và xuyên qua thẳng núi. Nếu tham quan Tam Cốc, bạn sẽ được đi bằng thuyền xuôi dòng Ngô Đồng, len lỏi qua những vách núi, hang xuyên thủy cùng cánh đồng lúa trước khi dừng lại nơi cửa hang Cả.
4.2 Đền Thái Vi – Nơi thờ phượng các vị vua, tướng lĩnh thời Trần tại Tam Cốc Bích Động
Trước kia, vùng núi Tràng An – Tam Cốc là nơi vua tôi nhà Trần lựa chọn làm nơi xây dựng Hành cung Vũ Lâm để củng cố lực lượng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần hai. Ngày nay, đền Thái Vi trở thành nơi thờ phượng những vị vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông cùng những tướng lĩnh Trần Hứng Đạo, Trần Quang Khải và cả bà hoàng hậu Trần Thị Dung.
4.3 Động Thiên Hương
Nằm yên bình nơi lưng chừng núi Đồng Võ, động Thiên Hương là một trong những điểm tham quan tại Ninh Bình được nhiều người yêu thích hơn cả. Với chiều cao gần 60m, động dài 40m và rộng 20m, có phần vòm động tựa quả chuông lớn.
Động Thiên Hương có phần đỉnh rộng nên mọi người còn thường gọi đây là Động Trời. Ngày nay, nếu có dịp đến động Thiên Hương, bạn sẽ nhìn thấy phía trong động là miếu thờ bà Trần Thị Dung, vợ vua Lý Huệ Tông ngày trước. Bà là người đã truyền cho nhân dân xã Ninh Hải nghề thêu ren nên mọi người đã dựng miếu thờ, quanh năm hương khói cho bà để bày tỏ lòng biết ơn.
4.4 Bích Động – Chùa Bích Động
Nằm cách bến Tam Cốc tầm 2km, Bích Động là một động khô nằm trên lưng chừng núi, phía trước là Xuyên Thủy Động – một động nước xuyên qua lòng núi. Bích Động là tên do Tể tướng Nguyễn Khiêm – cha của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động vào năm 1773. Nơi này đã được ưu ái đặt cho cái tên ‘Nam thiên đệ nhị động’, tức động đẹp thứ nhì trời Nam, chỉ xếp sau động Hương Tích vùng Hương Sơn mà thôi.
Nằm cách bến Tam Cốc tầm chừng 2km, Bích Động là cái tên do tể tướng Nguyễn Khiêm – cha của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho danh thắng này khi ông đến đây vào năm 1773. Trước kia, Bích Động đã luôn được người xưa ưu ái đặt cho cái tên ‘Nam thiên đệ nhị động’, tức động đẹp thứ nhì trời Nam, chỉ đứng sau động Hương Tích ở vùng Hương Sơn mà thôi.
Thuộc quần thể Tam Cốc Bích Động, chùa Bích Động là ngôi chùa cổ được xây dựng trên dãy núi đá vôi Trường Yên từ năm 1428 đầu thời Hậu Lê. Ngày nay, trong chùa vẫn còn đó một quả chuông lớn được đúc từ thời vua Lê Thái Tổ, mộ tháp các vị hòa thượng có công xây dựng chùa. Đến thời vua Lê Hiển Tông, chùa được trùng tu mở rộng thêm với ba ngôi chùa riêng biệt, gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng trải dài khắp ba tầng núi.
4.5 Động Tiên – Chùa Linh Cốc
Thuộc quần thể Tam Cốc Bích Động, Động Tiên là hệ thống gồm ba hang lớn với hệ thống nhũ đá muôn hình vạn trạng, chẳng hạn như cây tiên, cây thóc, ông tiên, cô tiên, con voi, sư tử, hổ, kỳ đà, rồng, đại bàng và những đám mây ngũ sắc.
Chẳng ai biết chùa Linh Cốc xuất hiện nơi Quần thể danh thắng Tràng An từ khi nào, mọi người thường bảo nhau rằng chùa đã có từ thời vua Trần Thánh Tông. Nằm yên bình trong núi chùa Móc, chùa Linh Cốc có hướng quay về phía Tây, phía trước là cánh đồng nước.
Chùa được thiết kế theo kiểu ba gian, là nơi đặt thờ tượng thánh tăng đức A Nam Đà và đức Tổ tây, mũi cao, tóc quăn, râu quai nón người Ấn Độ. Hậu cung của chùa là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu gồm Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Liễu Hạnh.
4.6 Cổ Viên Lầu
Là một trong những điểm đến nằm trong vùng đệm của quần thể danh thắng Tràng An, Cổ Viên Lầu là khu nhà cổ với nhiều ngôi nhà được sưu tầm chủ yếu tại Ninh BÌnh và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, bên trong những ngôi nhà tại đây còn trưng bày những dụng cụ như tràng kỷ, sập gụ, tủ chè, v.v. Những ngôi nhà đa phần được xây dựng từ thời nhà Nguyễn trở lại nhưng vẫn thể hiện được rõ nét kiến trúc xưa.
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Khu du lịch Tràng An - Ninh Bình là một quần thể núi đá vôi, hang động, đầm phá với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Hệ thống núi đá vôi tại đây đã có tuổi thọ lên đến 250 triệu năm, từng trải qua những thời kỳ khác nhau với sự biến đổi về thời tiết, khí hậu, đại dương để tạo nên cảnh quan kỳ vĩ như hiện tại. Được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới vào năm 2004.
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Đan viện Châu Sơn còn được biết đến với tên gọi “nhà thờ gạch” bởi toàn bộ đan viện được xây bằng gạch và không có sơn phủ gì. Đan viện Châu Sơn là một đan viện của Dòng Xi-tô nằm trên địa bàn xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.