Tiền Giang từ xưa đến này nổi danh là vùng đất đặc trưng thể hiện rõ nét nhất văn hóa, con người và đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Những năm gần đây, là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong các tuyến du lịch Miền Tây sông nước. Hôm nay, Travel Buddy Việt Nam sẽ chia sẽ những thông tin mà bạn cần biết trước khi tham gia chuyến du lịch Tiền Giang nhé!
Giới thiệu về Tiền Giang
Tiền Giang ở đâu? Lịch sử hình thành như thế nào?
Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc đồng bằng sông Cửu Long với, phía Bắc sông Tiền và nằm giữa 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, sát địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam (cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km theo đường quốc lộ 1A); phía Đông giáp biển Đông với 32 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An, thành phố Hồ Chí Minh.
Trước năm 1976, tỉnh Tiền Giang có tên là Định Tường. Đặc biệt, Tiền Giang còn như một cửa ngõ quan trọng nối liền Đồng Bằng Sông Cửu long với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung và miền Bắc bởi Ngã 3 Trung Lương.
Khí hậu, thời tiết, thiên nhiên Tiền Giang
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và nội chí tuyến cần xích đạo nên có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình năm là 28°C, chênh lệch giữa các tháng không lớn, khoảng 4°C.
Nhìn chung, Tiền Giang có chung khí hậu giông các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, với đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đến Tiền Giang mùa nào cùng đều có thể du lịch, khám phá được, tuy nhiên du lịch Tiền Giang vài khoảng tháng 6 đến thắng 9 là tuyệt nhất, vì đây là lúc các vựa trái cây cho thu hoạch,, bạn có thể trải nghiệm du lịch miệt vườn tại đây.
Văn hóa con người
Với diện tích khoảng 2508,6 km2, Tiền Giang là nơi hội tụ của các thành phần dân tộc chính là người Kinh, Khmer và Hoa, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng. Cùng với thời gian, sự đoàn kết, tinh thần dũng cảm và đức tính cần cù, chịu khó của bà con đã biến vùng đất sình lầy, ma thiêng nước độc này trở thành vùng đất xum xuê cây trái, đẹp, nên thơ lãng mạn, mượt mà và quyến rũ như một cô gái vào độ xuân xanh với tên gọi Mỹ Tho – “Người con gái đẹp” (tên gọi Mỹ Tho theo tiếng Khmer chính là Người con gái đẹp).
Ngoài ra, nơi đây còn có sự đa dạng các tôn giáo khác nhau, trong đó phổ biến nhất là Phật giáo và đạo Cao Đài.
Du lịch Tiền Giang có gì?
Là một tỉnh của vùng đất phù sa màu mở, Tiền Giang đã được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều sản vật quý về các vườn trái cây thơm ngon như Vú sữa Lò Rèn, Sơ Ri Gò Công, Quýt Cái Bè, xoài cát Hòa Lộc, … Đã tạo nên sự hấp dẫn cho du khách mỗi khi đến với vùng đất này. Quả là không ngoa khi Tiền Giang được mệnh danh là vựa trái cây lớn nhất cả nước.
Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch văn hóa của Tiền Giang bao gồm các di tích lịch sử – văn hoá, di tích cách mạng, các nghệ thuật kiến trúc, các nghề truyền thống, … Hiện tỉnh có 11 di tích được Nhà nước xếp hạng như Chùa Vĩnh Tràng, Di tích mộ và đền thờ Thủ Khoa Huân, Lăng Trương Định, Luỹ pháo đài Trương Định, Lăng Hoàng Gia, Rạch Gầm – Xoài Mút, Bến đò Phú Mỹ, Nhà Đốc phủ Hải (nhà truyền thống thị xã Gò Công), Đình Long Hưng, di tích văn hóa ốc Eo Gò Thành, di tích lịch sử ấp Bắc.
Hàng năm, tỉnh có khoảng 17 lễ hội lớn nhỏ, bao gồm lễ hội dân gian, lễ hội ngành nghề (rước Cá ông), các nghề truyền thống độc đáo như đóng tủ thờ, chạm trổ, … Để góp vui cho các lễ hội này còn có các trò chơi hết sức hấp dẫn như đua thuyền hai dầm, bốn dầm, đánh trống, thả diều, phóng lao, thi cầu khỉ, … Ngoài ra còn có những đội ca nhạc tài tử góp vui không kém phần hấp dẫn.
Top 9 điểm tham quan tại Tiền Giang
1. Chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng nằm tại ấp Mỹ An, Phường 8, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang. Du lịch Tiền Giang, bạn nhất định không nên bỏ qua chùa Vĩnh Tràng – ngôi chùa lớn nhất Tiền Giang. Ngôi chùa được xây dựng đầu thế kỷ 19 với sự kết hợp giữa kiến trúc phương Đông và Tây hài hòa trong từng đường nét chạm khắc.
Chùa có kiến trúc Á – Âu nhưng vẫn được thiết kế theo dạng chữ Quốc, gồm bốn gian nối tiếp nhau.
Tới đây, bạn có thể cảm nhận được sự giao thoa hoàn hảo giữa hai phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây. Từ phía ngoài nhìn vào, kiến trúc mái uốn cong khiến người ta dễ nhầm tưởng như đang thăm viếng một ngôi chùa ở Thái Lan, Campuchia kết hợp kiểu vòng của đậm chất phương Tây. Thế nhưng tiến vào bên trong, lối bày trí với những tượng Phật và họa tiết rồng phượng uốn lượn khắp nơi đưa ta trở về ngay với không gian Phật giáo quen thuộc. Khuôn viên chùa thoảng hương mùi hoa cỏ dễ chịu từ những vườn sen, dịu mát dưới bóng của những cây đại thủ và cây cảnh được chăm sóc tỉ mỉ, tạo dáng cầu kì.
2. Chợ Nổi Cái Bè
Miền Tây xưa nay rất nổi tiếng với các chợ nổi, du lịch Tiền Giang bạn cũng sẽ được trải nghiệm mua bán, trao đổi hàng hóa trên sông tại chợ nổi Cái Bè. Nơi đây vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa của chợ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tới chợ Nổi Cái Bè, khám phá nét văn hóa đặc trưng của chờ nổi Tây Nam Bộ
Đặc biết, đây chính là trạm trung chuyển trái cây và sản vật đi mọi miền. Mỗi thuyền đều được treo sào để người mua dễ nhận biết và không phải rao mời. Bởi vậy, nếu có dịp đến Tiền Giang thì đừng bỏ qua cơ hội để trải nghiệm những điều thú vị tại vùng quê này.
3. Cù Lao Thới Sơn
Cù lao Thới Sơn – Một địa điểm được nhắc đến rất nhiều khi tham gia du lịch tiền Giang, đây là cồn đất lớn nổi giữa sông Tiền. Cù Lao An Thới có diện tích hơn 50 ha với 6000 hộ dân sinh sống nơi đây đang ngày ngày cùng nhau giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của mảnh đất quê hương. Nơi đây có hệ thống miệt vườn lớn cùng vườn cây trái dồi dào trù phú. Ghé thăm cồn Thới Sơn, bạn sẽ được thả mình lênh đênh trên dòng nước xanh mát, ngắm vườn trái cây trĩu quả hai bên đường.
Đi ghe khám phá Cồn Thới Sơn – Trải nghiệm đậm chất miệt vườn miền Tây sông nước
Nơi đây từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch Tiền Giang hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Trại rắn Đồng Tâm có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, bảo tồn các loại rắn quý và cây con làm thuốc, chế biến thuốc y học dân tộc, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho cán bộ và nhân dân trong vùng. Nếu có dịp đi du lịch Tiền GIang thì đừng nên bỏ lỡ địa điểm này nhé!
4. Vườn trái cây Vĩnh Kim
Đã về tới miền tây thì ít nhất phải trải nghiệm du lịch miệt vườn mà đã đi du lịch Tiền Giang thì không nên bỏ quan nhà vườn Vĩnh Kim. Những vườn trái cây sai trĩu, rủ xuống vườn, không gian xanh mát, thoáng đãng, lại còn được thưởng thức hoa quả tươi ngon ngay tại vườn, ai lại nỡ chối từ một trải nghiệm tuyệt vời như thế được chứ?
Vườn trái cây Vĩnh Kim
Vĩnh Kim là đất mẹ của nhiều loại trái cây ăn quả nhưng được ưu ái nhất có lẽ là vú sữa. Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim với những trái căng, vỏ mọng, vị ngọt ngào thơm ngon là niềm tự hào của người dân Vĩnh Kim nói riêng và Tiền Giang nói chung.
5. Vườn Hoa Mãn Đình Hồng
Du lịch Tiền Giang vào khoảng từ thàng 3 đến tháng 5 hằng năm, bạn sẽ có nhưng bức ảnh đẹp nhất tại vườn hoa Mãn Đình Hồng – Tiền Giang vì đây là thời điểm hoa nở rộ nhất. Đó chính là điểm gây ấn tượng với du khách về một thiên đường hoa rộng nở rộ lớn và ngào ngạt hương thơm. Đi dạo qua những con đường hoa trải dài với sự thư thái. Trong lòng chắc chắn là những trải nghiệm ai cũng sẽ nhớ khi ghé thăm vườn hoa Mãn Đình Hồng.
Vườn hoa Mãn Đình Hồng tại Tiền Giang
Vườn hoa Mãn Đình Hồng nằm ngoại ô thành phố Mỹ Tho, cách ngã ba Trung Lương gần 4 km và nằm gọn giữa những vườn cây ăn trái của ấp Phước Thuận, xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho. Trước đây vườn hoa chỉ mở phục vụ khách từ dịp tết Nguyên Đán tới kì nghỉ lễ 30/4, 1/ 5. Tuy nhiên, thấy được tiền năng du lịch của vườn hoa, chủ vườn đã cho trồng thêm các giống hoa khác thử nghiệm và thu được kết quả khả quan.
6. Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
Không chỉ có những mượt vườn sai trĩu quả, du lịch Tiền Giang còn có những điểm đến tâm linh như Thiền viện gần giống thiền viện Chánh Giác, do nằm ở vùng trũng Đồng Tháp Mười nên xung quanh thiền viện phải làm hệ thống đê bao cao 3,7m để ngăn lũ dâng. Chánh điện của thiền Viện có sức chứa lên đến hơn 3.000 người. Khu nội viện có tổng diện tích gần 16.000 m², bao gồm: 4 Tăng đường, 1 Thiền đường và 10 Thất chuyên tu.
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác nhìn từ trên cao
Điểm nhấn quan trọng trong toàn thể kiến trúc tại Thiền viện đó chính là bốn Thánh tích (hay còn gọi là Tứ động tâm) được xây dựng theo tỉ lệ 6/10 với thánh tích nguyên mẫu bên Ấn Độ và Nepal. Bốn thánh tích này gồm vườn Lâm Tì Ni nơi Phật đản sinh, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật thành đạo, vườn Lộc Uyển nơi Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt.
Tái hiện Bồ Đề Đạo Tràng nơi Tháp Phật thành đạo
Dù công Thiền Viện hiện vẫn còn đang được xây dựng song vào ngày Chủ nhật tuần thứ ba mỗi tháng, Thiền viện đều tổ chức sinh hoạt đạo tràng với khá đông phật tử gần xa tham dự, bao gồm các hoạt động: Tụng kinh, sám hối, nghe giảng pháp, ngồi thiền.
7. Di tích chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
Đây là nơi đã diễn ra trận chiến hào hùng trong lịch sử: Đêm 19 rạng sáng ngày 20 tháng 01 năm 1785, trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút quân Tây Sơn cùng nhân dân địa phương dưới sự chỉ huy của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đã làm nên chiến thắng lẫy lừng, tiêu diệt gần 5 vạn quân ngoại xâm, giữ yên bờ cõi phía Nam của Tổ quốc.
Đài tưởng niệm tại điểm di tích chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
Di tích chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút hiện tọa lạc tại xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nằm bên bờ sông Tiền, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 12km. Với tổng diện tích hơn 2ha gồm 3 nhà trưng bày: Khu trưng bày tranh ghép gốm và nhiều hiện vật liên quan đến trận đánh; khu trưng bày bộ sưu tập 546 hiện vật lớn nhỏ bao gồm những phương tiện vận chuyển sử dụng và vũ khí của cả hai bên; khu Nhà cổ Nam bộ: 03 gian, 2 chái và 48 cột gỗ căm xe, mái ngói âm dương, có diện tích 225 m2. Trong nhà các vật dụng được xếp đặt nhằm tái hiện lại cuộc sống những người dân phú nông của đất Nam Bộ xưa.
8. Di tích chiến thắng Ấp Bắc
Di tích chiến thắng Ấp Bắc là khu di tích xây dựng trên Ắp Bắc nay thuộc nằm ở xã Tân Phú, thị xã Lai Cậy, tỉnh Tiền Giang. Chiến thắng trong trận Ấp Bắc đây mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Tiền Giang nói riêng và của dân tộc Việt Nam. Khu di tích đươc xây dựng trên chính vung đất nơi xảy ra trận chiến.
Tham quan khi di tích Ấp Bắc
Đến với khu di tích, bạn sẽ được tham quan trong quần thể rộng lớn với hai phân khu chức năng, khu vực 1 gồm có tượng đài, nhà mộ ba chiến sĩ gang thép, 3 hồ sen lớn, nhà trưng bày xe tăng, máy bay, công viên với nhiều loại cây kiểng; khu vực 2 gồm có nhà trưng bày hiện vật, phía dưới nhà trưng bày là hồ sen, bên trái là quảng trường và công viên được trồng cây cảnh, tạo cảnh quan chung quanh khu di tích rất khang trang sạch đẹp, phía sau là những mô hình được phục chế tái hiện lại như cảnh dân quân tải thương, nấu cơm, trảng xê, hầm bí mật. Xa xa ngoài cánh đồng rộng lớn là những biểu tượng máy bay, xe tăng địch bị bốc cháy.
Hàng năm vào ngày 02 tháng 01 dương lịch, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương long trọng tổ chức lễ kỷ niệm tại khu di tích này. Di tích Chiến thắng Ấp Bắc đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp Quốc gia năm 1993. Đây là một “địa chỉ đỏ” trong chuyến du lịch Tiền Giang.
9. Làng Cổ Đông Hòa Hiệp
Làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp nằm ở xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 46km. Các ngôi nhà ở đây không nằm san sát nhau như ở phố cổ Hội An hay phố cổ Hà Nội mà nằm rải rác trong 6 ấp của huyện Cái Bè. Số nhà cổ có niên đại từ 150 – 200 năm tuổi là 7 căn, từ 80 – 100 năm tuổi là 29 căn, nằm ẩn mình trong các vườn cây ăn trái sum suê, tạo nên vẻ đẹp bí ẩn thu hút du khách ngay từ cổng vào.
Ngôi nhà cổ ông Kiệt tại Đông Hòa Hiệp
Nhà cổ ở đây thường được chia làm hai gian là nhà trước và nhà sau, giữa hai gian có một khoảng sân để lấy ánh sáng, tạo không gian ấm áp cho ngôi nhà. Đến đây ngoài tham quan bạn có thể trải nghiệm cảm giác homestay miệt vườn. Nếu có thời gian nhiều hơn, bạn có thể thuê xe đạp chạy trên những con đường nhỏ vào thôn xóm ngắm cảnh, học nấu ăn hoặc chỉ đơn giản là ngồi uống trà hàn huyên với bà con. Đây sẽ là một trải nghiệm thú vị khi bạn tham gia du lịch Tiền Giang.
Du lịch Tiền Giang ăn gì?
Là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửa Long bởi vậy nhưng món đặc sản của Tiền Giang cũng đều mang những nét chung, những vẫn có những vị, hương đắc trưng của vùng đất này. Check in Việt Nam sẽ giới thiệu tới bạn một số món ngon mà chỉ nghe tên và nhìn thôi cũng sẽ khiến bạn muốn nếm thử rồi.
Hủ tiếu Mỹ Tho
Nếu ngoài Bắc đi tới tỉnh nào cũng sẽ có món Phở, Quảng Nam có mỳ Quảng, Hội An có món cao lầu thì Tiền Giang có Hủ tiếu Mỹ Tho. Cũng giống như bún bò, phở hay các loại hủ tiếu khác, hủ tiếu Mỹ Tho có ba thành phần chính: sợi bánh, thịt và nước lèo.
Hủ tiếu Mỹ Tho – Món ngon líu lòng bao du khách
Tuy nhiên cái khác của bánh hủ tiếu Mỹ Tho chính hiệu đó chính là sợ bánh được làm từ gạo thơm Gò Cát, được trồng tại xã Mỹ Phong. Hủ tiếu ngon thường là loại bánh khô, khi nấu thì nhúng sơ qua nước sôi cho mềm và cho thêm ít mỡ hành phi sẽ giúp cho sợi bánh hơi dai, hương vị thơm béo, càng nhai càng thấy hứng thú thưởng thức hơn.
Chè Sơn Siu
Sơn Qui là tên một địa danh do vua Tự Đức đặt, thay cho tên cũ là Gò Rùa ở Tiền Giang. Chè ở đây được người địa phương chế biến rất công phu, tỉ mỷ và mỗi gia đình có cách thức chế biến riêng để tạo ra hương vị khác biệt.
Chè Sơn Sui – Ăn rồi nhớ mãi
Nguyên liệu chính của món chè này gồm có đường cát trắng mịn, đậu xanh, đậu thạch, một chút bột năng, đậu phộng, nước cốt dừa và đặc biệt phải có lá dứa thì mới thơm ngon. Tới Gò Công ăn chè Sơn Sui, bạn còn được nghe những câu] chuyện về Từ Dũ Thái Hậu vì đây là quê hương của bà hay nghe kể chuyện về Bình Tây Đại Nguyên Soái – Trương Định, bởi đây cũng chính là nơi đóng đại bản doanh.
Bún gỏi già Mỹ Tho
Bún gỏi già, cái tên nghe thật là lạ nhưng với người miền Tây thì quá đỗi quen thuộc bởi nó mang đậm đà hương vị miệt sông nước. Món này có nguyên liệu gồm bún, tôm hoặc tép tươi, sườn non hầm, thịt ba chỉ và một ít giá chần, rau thơm.
Bún gỏi già Mỹ Tho – món ngon nên thử khi du lịch Tiền Giang
Đặc biệt ở chỗ nước dùng được kết hợp với nước sốt me và nước mắm cốt cá linh nguyên chất tạo nên món bún đặc biệt của người Tiền Giang, đó là cái riêng của món bún gỏi già này.
Cá lóc nướng trui
Đây là món ăn trong những ngày mưa hay mùa nước nổi được ưa chuộng nhất ở Tiền Giang. Những con cá lóc mới bắt lên còn tươi, sau đó đem xiên qua nhánh cây trâm bầu loại cây đặc trưng tại vung sông nước rồi nướng thơm lừng trong rơm. Rơm sẽ làm cháy hết để lại phần thịt bên trong có trắng ngần, mùi cá thơm nức mũi.
Thử món cá nướng trui – món ăn dân dã của bà con tại đây
Khi ăn, thêm chút rau chuối bào, bông súng, hẹ và rau xà lách,… rồi chấm cùng muối ớt dù dân dã nhưng là một món rất đáng thử khi đến với miệt sông nước này. Du lịch Tiền Giang nhớ thử món này bạn nhé!
Chuối quết dừa
Đã về du lịch Tiền Giang thì làm sao có thể bỏ qua món này được cơ chứ. Chuối quết dừa được làm từ chuối sứ xanh và dừa nạo. Chuối được đem đi luộc chín cho dẻo, sau đó đem trộn cùng dừa nạo, dừa thái lát mỏng và thêm chút muối đường cho hợp khẩu vị, rắc chút lạc rang vàng lên phía trên. Thức bánh này có thể ăn ngọt hoặc ăn mặn thêm chút nước mắm chanh tỏi ớt chua ngọt đều được.
Chuối quết dừa – món ngon nhất định phải thử khi du lịch Tiền Giang
Về du lịch Tiền Giang còn rất nhiều món ngon đặc biệt là một vung miệt vườn rông lớn như vây thì không thể thiếu các loại quả ngon như: Sầu riêng, vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc, nhã nhị quý, mận Trung Lương,…Check in tin chắc rằng, du bạn là người kén ăn đến đâu cũng sẽ đổ trước những đặc sản của Tiền Giang thôi!
Cách đi du lịch Tiền Giang
Bạn có thể chọn cách đi theo tour do các công ty lữ hành tổ chức, bằng xe khách, xe máy hoặc ô tô tự lái:
Đi theo tour
Bạn có thể liên hệ với các công ty du lịch đặt tour theo yêu cầu hoặc tham khảo một số tour như:
Tour miền Tây 1 Ngày: TPHCM – Cù lao Tân Phong – chợ nổi – vườn trái cây
Tour TPHCM – chùa Vĩnh Tràng – cù lao Thới Sơn
Tour TPHCM – Mỹ Tho – Cần Thơ
Ngoài ra, còn có nhiều tour khác tùy theo nhu cầu của du khách.
Đi xe khách
Các bạn có thể đón xe tại bến xe miền Tây để về Tiền Giang. Vì Tiền Giang chỉ cách TPHCM khoảng 80km nên vé xe về đây cũng không quá đắt chỉ tầm khoảng 40.000đ – 50.000đ, ngày lễ có thể tăng lên 10.000đ – 20.000đ 1 vé.
Các hãng xe có thể gặp như: Phương Trang, Duy Qúy, Việt Thắng, …
Đi xe máy
Nếu thích đi tự túc bằng xe máy, các bạn có thể di chuyển bằng phương tiện này theo quốc lộ 1A thì có thể đến Tiền Giang và bắt đầu hành trình tham quan của mình. Hãy chuẩn bị một chiếc xe máy, một điện thoại đầy pin để tra Google Maps nhé!