chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội
Di tích lịch sử
Hà Nội
Chùa Thầy - Sài Sơn- Quốc Oai- Hà Nội
Chùa Thầy từ bao đời nay đã trở thành điểm du lịch tâm linh của người dân Hà Thành. Là một trong những ngôi chùa có cảnh quan non nước hữu tình, thiên nhiên hòa hợp, chùa Thầy Quốc Oai Hà Nội còn là nơi lưu dấu tu hành của một vị cao tăng thời Lý – Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Kiến trúc độc đáo cùng phong cảnh non nước hữu tình càng khiến địa danh này trở nên cuốn hút.
Chùa Thầy gắn liền với tên tuổi của vị danh tăng Từ Đạo Hạnh - người mở đầu cho tín ngưỡng thờ Thánh Tổ thời Lý - Trần
Địa chỉ: ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội
Chùa Thầy- tên chữ là Thiên Phúc Tự, nằm gối đầu vào núi Phật Tích còn gọi là núi Thầy, ngoài ra còn được gọi với cái tên khác là chùa Cả. Ngôi chùa này tọa lạc ở chân núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa cách trung tâm nội thành khoảng 20km về phía Tây Nam.
Chùa Thầy được xây dựng từ thời nhà Lý Nhân Tông, và gắn liền với giai thoại cuộc đời tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Đây là một quần thể di tích và danh thắng nổi tiếng với nhiều điểm tham quan như quán Tam Xã, đình Thuỵ Khuê, hang Cắc Cớ, vườn trúc Lữ Gia… nhưng giá trị kiến trúc nổi bật nhất của khu di tích chùa Thầy nằm ở ba toà của chùa Cả với những dấu ấn đặc trưng của kiến trúc thế kỷ XVII.
Chùa tọa lạc ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Ảnh: Sưu tầm)
Chùa Thầy sở hữu lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo với những hình ảnh chạm khắc tượng trưng cho thời nhà Lý.
Đặc biệt, với khung cảnh núi non hùng vĩ và hồ Long Trì, bạn như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Nếu có dịp đến khám phá phố cổ Hà Nội, chắc chắn bạn không thể bỏ qua hành trình khám phá quần thể Chùa Thầy đâu đấy.
Toàn cảnh chùa Thầy từ trên cao
Bên cạnh chùa Hương, chùa Láng hay chùa Tây Phương thì chùa Thầy cũng là một trong những ngôi chùa linh thiêng và nổi tiếng tại Hà Nội. Ban đầu, chùa chỉ là một am nhỏ và được gọi là Hương Hải am. Đây là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì.
Đến thời vua Lý Nhân Tông, ông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa là chùa Cao trên núi và chùa Dưới (tức là chùa Thầy). Vào đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc đã cho trùng tu, xây dựng điện Thánh, điện Phật cùng nhà hậu, nhà bia và gác chuông. Theo truyền thuyết, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Trước chùa, bên phải là núi Sài Sơn, bên trái là ngọn Long Đẩu.
Chùa Cả được xây dựng gồm nhiều kiến trúc hợp lại thành kiểu “nội tiền công, hậu nhất, ngoại quốc”. Các hạng mục của chùa gồm:
Được xây dựng vào thời Hậu Lê (1533 – 1789). Thủy đình nằm ở giữa hồ Long Trì gồm 1 gian, 2 dĩ với kiểu phương đình, chồng diêm hai tầng và 8 mái với góc đao cong. Thủy đình chia làm 2 cấp, hai bên cao trên mặt nước, khu vực giữa ngập nước. Đây là nơi để biểu diễn loại hình nghệ thuật rối nước.
Thủy đình là nơi biểu diễn loại hình nghệ thuật rối nước (Ảnh: Sưu tầm)
Cầu được xây dựng theo kiến trúc “thượng gia hạ kiều”. Cầu Nguyệt Tiên nằm ở bên phải chùa Cả, nối với bờ hồ lên núi. Còn cầu Nhật Tiên nằm ở bên trái, dẫn ra đảo nơi có đền thờ Tam phủ. Theo tương truyền, hai cầu này được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ XVII bởi Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan.
Cầu được xây dựng theo kiến trúc “thượng gia hạ kiều” (Ảnh: Sưu tầm)
Ngôi đền nằm trên một gò đất cao nổi giữa hồ Long Trì. Đền rộng 5m, dài 7m gồm 3 gian 2 dĩ nhỏ và được xây bằng đá ong đỏ sẫm, 4 lá mái, lợp ngói mũi hài. Kết cấu đền Tam phủ theo kiểu chồng rường bẩy hiên”. Ngôi đền này được xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn.
Hay còn được gọi là tiền đường với chiều dài 20m, cao 5.2m, rộng 5m gồm 3 gian 2 chái. Chùa Hạ được xây dựng trên nền với độ cao khoảng 1m so với sân chùa. Bộ vì nóc “giá chiêng – kẻ suốt” với phần mái lợp ngói mũi hài, bốn đầu đao cong vươn lên. Trên bộ mái được trang trí lân, makara, rồng.
Nhà cầu hay ống muống của chùa Thầy có vai trò nối tiền đường với thượng điện. Thiết kế nhà gồm 1 gian, 2 mái chạy dọc, rộng 4.5m, dài 4.1m với kết cấu 2 bộ vì 4 hàng kẻ góc đỡ đầu mái và 4 hàng chân cột. Bộ vì kèo được thiết kế theo kiểu “kẻ truyền giá chiêng” với các trụ ngắn. Ở vách ngăn gỗ và 2 hàng lan can trang trí chấn song con tiện với nhiều họa tiết trang trí độc đáo.
Hay còn gọi là thượng điện với 3 gian 2 chái, rộng 9.5m, dài 20m, cao 5.5m. Chùa Trung có khám thờ ở bên trong. Kết cấu bộ vì theo kiểu chồng rường – giá chiêng. Phần mái lợp ngói mũi hài kết cấu tàu đao – lá mái với góc đầu đao được uốn cong. Nhờ hệ thống cửa bức bàn gỗ bao hai bên bồi và phía sau mà thượng điện có kết cấu thông thoáng.
Chùa Thượng hay điện Thánh được thiết kế 1 gian 2 chái lớn với chiều rộng 11.7m, dài 14.7m và cao 6m. Bộ khung của điện gồm 16 cột quần và 4 cột cái. Vì nóc kiểu “chồng rường con nhị - giá chiêng”. Bên trong điện Thánh rất ít họa tiết hoa văn trang trí. Tuy nhiên, bên ngoài ở 3 mặt ván gỗ bưng lại được chạm khắc tinh tế, cầu kỳ với các đề tài phượng, lân, rồng… Phía sau là hệ thống bậc đá với đôi sấu đá đầu nghê mang đậm phong cách kiến trúc và điêu khắc thời Trần.
Điện Thánh mang đậm phong cách kiến trúc thời Trần (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra, kiến trúc của chùa Thầy còn có hành lang, gác chuông, hậu đường và gác trống. Hai dãy hành lang của chùa dọc hai bên sườn, mỗi dãy gồm 9 tượng La Hán với 13 gian nhỏ. Ở cuối mỗi dãy, 3 gian cuối được đẩy lên cao thành gác Trống, gác Chuông. Phía sau điện Thánh là nhà hậu đường với 11 gian và 2 dĩ nhỏ.
Đến chùa Cả, du khách còn có thể tham quan một số địa điểm quanh chùa. Để khám phá hết nét độc đáo cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa.
Ngôi chùa này còn được gọi với tên khác là Đỉnh Sơn tự. Chùa Cao được nối với chùa Thầy nhờ cầu Nguyệt Tiên. Chùa tọa ở lưng chừng núi, đây là nơi Từ Đạo Hạnh giải thi để đầu thai làm con của Sùng Hiền Hầu. Quy mô của chùa nhỏ với các công trình kiến trúc gồm: chùa chính, gác chuông và một số công trình phụ trợ.
Chùa nằm ở dưới chân núi và được xây dựng thêm cửa sau để đi lên núi. Chùa Một Mái gồm Tiền đường, Thượng điện, gác Chuông cùng nhà lưu niệm Bác Hồ. Ngôi chùa này từng là nơi Bác ở và làm việc trong khoảng 1 tháng, từ ngày 3 tháng 2 đến ngày 2 tháng 3 năm 1947.
Đền Văn Xương hay đền Thượng cũng là một trong những kiến trúc độc đáo mà bạn không thể bỏ qua khi ghé thăm chùa Thầy. Đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII, nằm ở bên kia sườn núi, trên chùa Một Mái. Đây là nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh, Văn Xương Đế Quân, Từ Đạo Hạnh. Thiết kế đền gồm 3 gian 3 chái, 4 lá mái các góc đao cong. Trước kia, đây là nơi các sĩ tử phong kiến đến ăn chay, cầu đảo để mong đỗ đạt trong các kỳ thi.
Đền cách chùa Thầy khoảng 1km về hướng Đông Nam, nằm ở dưới chân ngọn Hổ Sơn, đây là nơi chôn cất tro cốt của Từ Đạo Hạnh. Đền Quán Thánh được xây dựng từ thế kỷ XII – XV với phần tường bằng đá ong cổ, mái lợp ngói mũi. Đền được trang trí rồng mây, tứ linh, hoa lá vân xoắn.
Ngôi chùa này nằm dưới chân Long Đẩu Sơn, cạnh hồ Long Trì. Chùa Long Đẩu xây dựng vào cuối thế kỷ XI, vào thời Trần, chùa được đại trùng tu. Đến năm 1708, chúa Trịnh Cương cùng Cung Tần Ngọc Lãnh đã bỏ tiền vàng xây thêm hành lang, nhà Tổ, tam quan, hậu điện.
Chùa Long Đẩu (Ảnh: Sưu tầm)
Chùa được xây dựng khá sớm và nằm ở dưới chân núi Hoa Sơn. Trải qua nhiều lần trùng tu, đến thế kỷ XVII, chùa Sài Khê có quy mô và hệ thống tượng phong phú với 51 pho tượng tròn. Trong đó có nhiều tượng đẹp như: Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát... Chùa bao gồm các hạng mục: gác chuông, tam quan, nhà Tổ/Mẫu, chùa chính.
Đây là hang động tự nhiên được ví như Sơn Đoòng thu nhỏ gần Thủ đô. Hang Cắc Cớ vô cùng huyền bí và linh thiêng. Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan độc đáo mà còn ẩn chứa các giá trị tâm linh.
Để khám phá hang động này, bạn phải leo qua đoạn đường với nhiều khối đá sắc nhọn, gập ghềnh. Tuy nhiên, hành trình gian nan này sẽ được đền đáp xứng đáng khi bạn được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt diệu ở cuối hang.
Lễ hội chùa Thầy diễn ra vào ngày mùng 5 đến mùng 7 tháng 3 Âm lịch. Vào độ này, ngôi chùa lại thu hút hàng ngàn du khách từ nhiều nơi về góp vui, trẩy hội.
Trải nghiệm xem múa rối nước trên hồ Long Trị
Đây là dịp để bạn dâng hương khấn Phật cầu tình duyên, may mắn và bình an. Ngoài ra, du lịch chùa Thầy vào mùa lễ hội, du khách còn được thưởng thức nhiều buổi trình diễn múa rối nước vô cùng đặc sắc.
Hội chùa Thầy (Ảnh: Sưu tầm)
Nên chọn trang phục kín đáo, trang nhã khi đến chùa. Nếu mặc váy thì nên chọn váy dài qua đầu gối.
Nếu mua lễ tại chùa thì bạn không nên để người dân sắp lễ vì bạn sẽ bị “hét giá” giá cao hơn.
Có thể mang theo nước uống và đồ ăn để tiết kiệm chi phí.
Bạn có thể tham quan chùa theo bản đồ vì nếu để người dân thuyết trình bạn sẽ mất thêm khoảng 100.000 – 300.000 VNĐ.
Nếu muốn mua đồ lưu niệm bạn nên hỏi giá trước và thương lượng để tránh bị ép giá.
Nếu muốn khám phá hang Cắc Cớ bạn nên thuê đèn pin với giá khoảng 5.000 VNĐ/lần.